Hotline tư vấn: 0252 3 600 115
Giờ làm việc: 7h30 - 19h30
  • Facebook
  • Mail

VIỄN THỊ LÀ GÌ, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Thứ 2, 29/07/2024

Administrator

34

Thứ 2, 29/07/2024

Administrator

34

Viễn thị là một trong số các tật khúc xạ thường gặp ở mắt. Vậy viễn thị là gì, nguyên nhân và cách điều trị tật viễn thị như thế nào sẽ được các bác sĩ bệnh viện Mắt Bình Thuận chia sẻ trong bài vết dưới đây. 

1. Tật viễn thị là gì? 

Viễn thị là tình trạng khi mắt bạn không thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng lại có thể nhìn rõ các vật thể ở xa ( đối với trường hợp viễn thị nhẹ) . Viễn thị là một vấn đề phổ biến về khúc xạ mắt, có thể ảnh hưởng đến mọi độ tuổi. Tình trạng này có thể gây ra khó khăn trong việc tập trung và phạm vi quan sát của người bệnh.

Tật viễn thị là một tật phổ biến của mắt và có thể ảnh hưởng đến bất kì độ tuổi nào nhưng thường là ở trẻ em. Bệnh có thể được cải thiện qua tuổi tác hoặc giảm thiểu một số tác nhân nguy cơ. Biểu hiện đặc trưng nhất của viễn thị là khả năng nhìn xa tốt hơn so với nhìn gần, đặc biệt là khi tham gia các hoạt động đòi hỏi phải nhìn gần liên tục như đọc sách, làm việc với máy tính... Điều này yêu cầu mắt phải nỗ lực điều tiết, dễ dẫn đến cảm giác mệt mỏi. Ngoài ra, những triệu chứng khác của viễn thị bao gồm đau đầu, mỏi mắt, và khó khăn trong việc điều tiết.

2. Nguyên nhân gây ra tật viễn thị

Viễn thị là một tật khúc xạ phổ biến, ảnh hưởng đến khả năng nhìn gần và nhìn xa (nếu viễn thị nặng) của con người. Nguyên nhân chính gây ra tật viễn thị bao gồm những yếu tố phức tạp như:

Bẩm sinh (di truyền): Một số trẻ em sinh ra đã có nhãn cầu ngắn hoặc giác mạc không đủ độ cong, dẫn đến tật viễn. Trong đó, một số trẻ hết viễn khi lớn lên nhưng số khác vẫn bị tiến triển và cần điều chỉnh bằng kính.

Do không giữ đúng khoảng cách nhìn: Khi học tập và làm việc, nếu không giữ khoảng cách nhìn phù hợp, thường xuyên nhìn xa khiến cho thể thủy tinh luôn dãn, lâu dần mất tính đàn hồi, mất khả năng phồng lên.

Trục nhãn cầu quá ngắn hoặc giác mạc cong quá ít: Khi trục nhãn cầu quá ngắn, các tia sáng sẽ hội tụ lại sau võng mạc thay vì trên võng mạc, dẫn đến mắt nhìn xa mờ nhòe.

Giác mạc hoặc thủy tinh thể không cong đều và trơn tru: Nếu giác mạc không có độ cong đủ hoặc thủy tinh thể không trơn tru, việc khúc xạ ánh sáng sẽ không đúng cách, làm cho hình ảnh không được tập trung đầy đủ trên võng mạc.

Các tình trạng sức khỏe khác: Đôi khi, viễn thị có thể xuất hiện do các bệnh lý khác như bệnh võng mạc hay khối u mắt, gây ảnh hưởng đến khả năng khúc xạ của mắt.

3. Chẩn đoán và điều trị tật viễn thị

Chẩn đoán viễn thị: 

Các bác sĩ sử dụng các phương pháp sau để chẩn đoán viễn thị:

Kiểm tra lâm sàng và khám mắt: Bác sĩ thu thập thông tin từ khám mắt và hỏi về tầm nhìn của bệnh nhân.

Thuốc nhỏ mắt: Sử dụng thuốc nhỏ mắt đặc biệt để làm giãn kích thước đồng tử, giúp kiểm tra võng mạc.

Máy đo tật khúc xạ: Dụng cụ này đo tật khúc xạ hoặc mức độ nghiêm trọng của vấn đề ở mắt.

Soi đáy mắt: Chiếu ánh sáng đặc biệt vào mắt để xem phản chiếu từ võng mạc, giúp xác định viễn thị hoặc cận thị.

Phương pháp điều trị viễn thị: 

Đeo mắt kính, lens viễn thị: Với người lớn, cách điều trị đơn giản nhất đó là sử dụng kính áp tròng hoặc đeo kính để điều chỉnh thị lực. Đeo kính theo toa sẽ giúp điều trị viễn thị bằng cách chống lại sự giảm độ cong của giác mạc hoặc kích thước (chiều dài) nhỏ hơn của mắt bạn.  Tuy nhiên, đeo mắt kính cũng có bất tiện và hạn chế, chẳng hạn như bị mờ khi trời lạnh, bị bám nước khi mồ hôi hay bị vướng víu khi chơi thể thao. Vì vậy, nhiều người chọn lens viễn làm phương án thay thế cho mắt kính. Chúng có nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào độ cận, độ ẩm và thời gian sử dụng của bạn.

Với những người không muốn đeo kính, bác sĩ sẽ gợi ý phẫu thuật để điều trị viễn thị. Bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật khúc xạ bằng tia laser để định hình lại độ cong của giác mạc và điều chỉnh sao cho hình ảnh hội tụ ngay trên võng mạc.

Các phương pháp phẫu thuật điều trị viễn thị có thể bao gồm:

Phẫu thuật LASIK: Phẫu thuật tạo một vạt mỏng và sử dụng tia laser để điều chỉnh đường cong của giác mạc, phục hồi thị lực nhanh chóng.

Phẫu thuật LASEK: Tạo vạt siêu mỏng và sử dụng tia laser để thay đổi đường cong của giác mạc.

Phẫu thuật cắt giác mạc bằng ánh sáng (PRK): Phẫu thuật để điều chỉnh và phục hồi thị lực.

4. Điều trị tật viễn thị tại bệnh viện Mắt Bình Thuận 

Bệnh viện Mắt Bình Thuận cung cấp các phương pháp điều trị hiện đại và chuyên sâu cho tật viễn thị. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị y tế tiên tiến cùng các công nghệ tiên tiến như phẫu thuật LASIK, LASEK và PRK để điều chỉnh thị lực hiệu quả cho bệnh nhân. Quá trình điều trị được tiến hành sau khi bác sĩ thực hiện các bước chuẩn đoán kỹ lưỡng, bao gồm kiểm tra lâm sàng, đánh giá tình trạng võng mạc và khúc xạ mắt. Đội ngũ bác sĩ cam kết mang đến cho bệnh nhân sự chăm sóc toàn diện và giải pháp tối ưu nhất để cải thiện chất lượng thị lực và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hãy liên hệ với Bệnh viện Mắt Bình Thuận ngay hôm nay để được tư vấn và đặt lịch hẹn khám mắt. Chúng tôi sẽ mang đến cho quý khách một trải nghiệm chăm sóc mắt an toàn, hiệu quả và đáng tin cậy nhất.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

BỆNH VIỆN MẮT BÌNH THUẬN
Địa chỉ: Đại Lộ Lê Duẩn, P. Phú Tài, TP. Phan Thiết, Bình Thuận
Hotline: 0252 3 600 115
Email: benhvienmatbinhthuan@gmail.com